Khi tham gia “cuộc chơi tiền bạc”, người nghèo thiên về phòng vệ thay vì tấn
công. Tôi hỏi bạn: nếu bạn tham gia một cuộc đấu thể thao hay bất kỳ trò chơi
nào mà chỉ chăm chăm vào phòng thủ, cơ hội chiến thắng của bạn là bao nhiêu? Ai
cũng đồng ý, không có cơ hội nào cả.
Nhưng đó lại là cách phần lớn mọi người dùng trong cuộc chơi tiền bạc. Quan tâm
hàng đầu của họ là sống sót và an toàn thay vì tạo ra thịnh vượng và sung túc.
Thế mục đích của bạn là gì? Đối tượng của bạn là gì? Ý định của bạn là gí?
Mục đích của người giàu thực sự là tích lũy một sự thịnh vượng lớn, thực sự
sung túc. Không chỉ là có chút ít tiền, mà phải là thật nhiều tiền. Còn mục
đích lớn của những người nghèo là gì? Là “có đủ tiền thanh toán các hóa đơn…và
nếu đúng hạn thì càng tuyệt!” Ở đây một lần nữa tôi muốn lưu ý bạn về sức mạnh
của mục đích. Khi mục đích của bạn là có đủ tiền thanh toán các hóa đơn thì bạn
chính xác sẽ kiếm được đúng số tiền ấy – chỉ đủ thanh toán các hóa đơn và không
hơn một xu.
Những người tầng lớp trung lưu ít nhất còn đi xa hơn một bước, song đáng buồn
thay, đó chỉ là một bước nhỏ. Mục đích lớn trong cuộc đời họ lại tình cờ trùng
hợp với một từ được ưa thích trên cả thể giới rộng lớn. Đó là họ chỉ muốn được
cuộc sống “thoải mái”. Trên thực tế, có một sự khác biệt rất lớn giữa sống
thoải mái và sống giàu có.
Phải thú nhận rằng không phải bao giờ tôi cũng biết điều đó. Nhưng một trong
những nguyên do khiến tôi tin rằng tôi có thể khẳng định chắc chắn như vậy là
vì tôi đã từng có nhiều trải nghiệm trong cả ba phía của cái hàng rào vô hình
giữa sự thoải mái với giàu có và nghèo túng mà ai cũng biết đó. Tôi đã từng cực
kỳ túng quẫn, đến mức tôi đã phải vay một đôla để đổ xăng. Nhưng để tôi giải
thích thêm một chút. Thứ nhất, đó không phải là xe của tôi. Thứ hai, một đôla
đó là bốn đồng 25 xu gộp lại. Bạn có hình dung một người trưởng thành phải trả
tiền xăng bằng bốn đồng 25 xu sẽ bối rối như thế nào không? Cậu nhỏ làm việc
tại trạm xăng đó đã nhìn tôi như thể tôi là kẻ trộm các máy bán hàng tự động,
rồi chỉ lắc đầu và cười to. Tôi không biết bạn có thể cảm nhận được, nhưng đó
đúng là một trong những thời điểm kiệt quệ nhất của tôi và rất tiếc đó chỉ là
một trong số chúng.
Sau khi làm chủ được tâm trí và thống nhất được những hành động của mình, rồi
tôi cũng đạt đến mức sống thoải mái. Sự thoải mái thật là dễ chịu. Ít nhất bạn
cũng có thể đến một cửa hàng kha khá để thay đổi không khí. Nhưng sang lắm thì
tôi cũng chỉ dám gọi món gà. Món gà là bình thường nếu đó đúng là món bạn thực
sự muốn. Nhưng thường xuyên thì không.
Thật ra, những người có mức thu nhập thoải mái thường chỉ quyết định họ sẽ ăn
gì sau khi nhìn vào cột phía bên tay phải của thực đơn, phía đề giá tiền. “Em
muốn gọi món gì tối nay?”. “Có lẽ em sẽ ăn món có giá 7,95 đô này. Thử xem đó
là món gì. Ồ, ngạc nhiên chưa, đó là món thịt gà”. Và đây là lần thứ chín trong
tuần đó!
Khi bạn thoải mái, bạn sẽ không phải đưa mắt nhìn đến cuối thực đơn, vì nếu bạn
làm thế, bạn sẽ vi phạm từ cấm kỵ nhất trong từ điển của giới trung lưu: giá
thị trường! Và nếu bạn tò mò, bạn cũng sẽ không hỏi thực ra giá bao nhiêu. Thứ
nhất, bởi vì bạn biết bạn không thể trả được. Thứ hai, điều đó thật tế nhị khi
bạn biết người hầu bàn không tin bạn khi anh ta giới thiệu cho bạn món 49 đôla
có thêm đĩa rau và bạn nói, “Anh biết không, vì một số lý do, tôi thực sự rất
thèm ăn món gà tối nay!”
Tôi phải nói rằng với cá nhân tôi, một trong những điều tốt nhất khi giàu có là
không phải nhìn sang cột giá tiền trong khi xem thực đơn để chọn món nữa. Tôi
ăn đúng những gì tôi muốn ăn không cần biết giá nào. Tôi có thể chắc chắn với
các bạn rằng tôi đã không làm thế khi tôi khánh kiệt hay thoải mái.
Cái đó dẫn đến điều này: Nếu mục đích của bạn là sống thoải mái, nhiều khả năng
là bạn sẽ chẳng bao giờ giàu có được. Nhưng nếu mục đích của bạn là giàu có,
nhiều khả năng là bạn sẽ có cuộc sồng vô cùng thoải mái.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét